Răng cửa – nhóm răng ảnh hưởng đến thẩm mỹ của toàn hàm nếu chẳng may bị mẻ sẽ khiến chúng ta thiếu tự tin về nụ cười của mình. Trám răng cửa bị mẻ là giải pháp thông dụng nhất. Yêu cầu thẩm mỹ là điều đặt ra đầu tiên. Song vẫn có những lưu ý khi trám răng cửa bị mẻ mà bạn cần lưu ý sau.
>> trám răng thưa
>> trám răng cửa bị mẻ
Trám răng cửa bị mẻ khi nào?
Trám răng là thủ thuật nha khoa đơn giản và ít tốn kém mà lại đem đến hiệu quả cao. Tuy nhiên, không phải lúc nào trường hợp răng cửa bị mẻ cũng thích hợp với trám răng
Trám răng bù đắp những mô răng nhân tạo lên phần răng bị thiếu hụt và nó đòi hỏi sự khéo léo, tinh tế của người bác sĩ. Tạo hình chất trám phải vừa khít với vị trí mất răng, ăn khớp với răng thật. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả lâu dài cho miếng trám, trám răng không nên thực hiện cho những trường hợp răng cửa bị mẻ miếng quá lớn. Vì miếng mẻ lớn rất khó tạo hình và duy trì lâu dài độ bền của miếng trám.
Mặc dù chịu nhiệm vụ chủ lực trong việc nhai thức ăn nhưng răng cửa vẫn có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp nhận, cắn xé thức ăn. Vì vậy, trong hầu hết những phục hình cho miếng trám lớn đều nhanh chóng bị bong, rơi rớt ra ngoài khi ăn nhai, mặc dù không sử dụng lực nhai quá mạnh.
Vì vậy, nếu trường hợp răng cửa bị mẻ không lớn thì bạn có thể trám răng, nhưng nếu quá lớn thì bọc răng sứ là giải pháp hiệu quả hơn cả.
Bác sĩ sẽ mài một phần răng cần phục hình để làm cùi răng, sau đó bọc mão răng sứ lên trên, gắn kết chúng bằng keo dán nha khoa chuyên dụng. Mão răng sứ vừa có tác dụng bảo vệ răng vừa phục hồi thẩm mỹ và ăn nhai tương đương với răng thật. Nên bệnh nhân sẽ được thoải mái hơn trong vấn đề ăn nhai mà không cần lo lắng đến việc bong sút miếng trám.
Lựa chọn vật liệu trám răng thích hợp
Như đã nhận định ở trên, răng cửa là nhóm răng đặt yêu cầu thẩm mỹ là quan trọng nhất vì vậy việc lựa chọn chất trám cũng là điều cần được quan tâm.
Những chất liệu mang tính kim loại như Amalgam hay kim loại quý đều không nằm trong lựa chọn này. Bởi chúng không có màu sắc như răng thật, hoàn toàn “xa lạ” nếu phục hình trên răng.
Composite – nhựa nha khoa với đặc tính trong suốt, dạng dẻo dễ tạo hình đáp ứng tốt yêu cầu đặt ra cho phục hình răng cửa. Tuy nhiên, sử dụng chất liệu này bạn cần phải cẩn thận chú ý chăm sóc tốt thì chất lượng răng mới duy trì dài lâu. Bởi Composite có độ bền không cao, màu không được duy trì dài lâu và có thể gây hôi miệng.
Một số lưu ý sau khi trám răng cửa bị mẻ
Sau khi trám răng, bạn là người chủ động chăm sóc và quyết định tuổi thọ của răng mới như thế nào. Vì vậy, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Sau khi trám răng xong, không nên ăn nhai trong vòng 2 giờ, để chất trám có thời gian đông cứng bền vững lên răng.
- Giữ sạch răng sau khi ăn, đánh răng đúng cách với bàn chải lông mềm với thao tác nhẹ nhàng.
- Ưu tiên sử dụng những loại thức ăn mềm. Tránh những loại thức ăn quá nóng hay quá lạnh, quá cứng, thức ăn chứa nhiều gia vị, nước ngọt có gas…
- Sau khi trám răng, nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng gì bất thường như: sưng, đau nhức hay bong miếng trám…thì cần đến ngay trung tâm nha khoa để được các bác sĩ kiểm tra.
Tuyệt đối tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ để tránh tình trạng biến chứng, nhiễm trùng có thể xảy ra sau khi trám răng.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét