Hàm hô móm thì phải làm sao?
Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015
Ngày nay sự tự tin có vai trò quan trọng góp phần quyết định sự thành công của một người trong công việc cũng như trong cuộc sống. Tuy nhiên vấn đề hàm hô móm luôn khiến nhiều người mất đi vẻ tự tin vốn có của mình. Dưới đây là một số điều cần biết về cách điều trị hàm hô mà bạn nên biết.
Trước hết cần tìm hiểu thế nào là hàm hô, hàm móm
Miệng hô là hàm răng trên và lợi chìa ra phía trước nhiều hơn so với bình thường. Có 3 trường hợp miệng hô, đó là: xương hàm trên và dưới bình thường nhưng răng vẩu, hoặc răng không có vấn đề gì mà xương lợi bị hô, hay cả răng và lợi đều hô.
Trường hợp miệng hô, đi kèm với nếp nhăn hằn quanh mũi có thể gây ấn tượng không tốt với đối phương.
Các loại hàm hô
1. Trường hợp miệng hô và cằm bình thường: Nhổ răng rồi phẫu thuật chỉnh hình miệng hô
2. Trường hợp miệng hô và cằm lẹm: mức độ hô của hàm trên và hàm dưới khác nhau, nếu phẫu thuật chỉnh miệng hô, miệng có thể bị móm nên cần phẫu thuật xương hàm trên và hàm dưới
3. Trường hợp miệng mô và cằm dài: Nhiều trường hợp miệng không hô nhiều, nếu không chỉnh hình mặt dài cùng một lúc, mặt có thể trông dài hơn.
Phương pháp tự chẩn đoán miệng hô
Miệng luôn mở một cách vô thức
Có nếp nhăn hằn hai bên quanh mũi
Khi cười, hở lợi
Môi nhìn dày
Nếp ngậm miệng, phần miệng và cằm nhìn không tự nhiên, xuất hiện nếp nhăn dưới cằm
Mũi không thấp nhưng nhìn bị thấp, cằm trong nhỏ
Có cảm giác cằm bị lẹm
Đã phẫu thuật mũi và chỉnh hình cằm lẹm rồi nhưng miệng trông vẫn hô ra nhiều.
1) Phẫu thuật cắt xương hàm tiền đình
Phương pháp phẫu thuật xương hàm không cố định. Phương pháp này sẽ đẩy toàn bộ răng và xương ổ răng vào trong khoảng trống được tạo ra sau khi nhổ răng nằm sau răng nanh để tạo khoảng trống đẩy hàm vào.
Có thể phẫu thuật ngay trong 1 lần, thay cho quá trình 2 năm niềng răng!
Xem thêm: phẫu thuật hô hàm
Nhiều trường hợp miệng hô do xương lợi nhô ra trước nhiều. Nếu chỉ niềng răng, không thể cải thiện khuôn miệng hô một cách hiệu quả. Trường hợp xương lợi bị hô, tiến hành phẫu thuật cắt bỏ xương, đẩy lợi vào trong. Còn trường hợp phức tạp hơn, cần thực hiện phẫu thuật xương hàm trên và hàm dưới, rút ngắn thời gian điều trị.
2) Phẫu thuật hai hàm
Phẫu thuật hai hàm là phẫu thuật đồng thời cả xương hàm trên và xương hàm dưới. Phẫu thuật hai hàm chỉnh miệng hô tạo đường nét đẹp cho khuôn mặt, cải thiện đồng thời miệng hô và cằm lẹm
a. Phẫu thuật hai hàm chỉnh miệng hô là gì?
Miệng hô và cằm lẹm không những làm giảm tính thẩm mỹ của khuôn mặt mà đôi khi còn kéo theo những vấn đề liên quan đến chức năng do cấu trúc miệng không bình thường. Phẫu thuật hai hàm chỉnh miệng hô là phẫu thuật đồng thời miệng hô và cằm lẹm nâng cao tính thẩm mỹ và chức năng mà niềng răng hay phẫu thuật chỉnh miệng hô thông thường không thể đem lại hiệu quả.
b. Phương pháp phẫu thuật hai hàm chỉnh miệng hô
Là phương pháp được áp dụng đối với trường hợp miệng quá hô và cằm quá lẹm.Tiến hành chụp cắt lớp chẩn đoán chính xác cấu trúc của khuôn mặt, sau đó thực hiện nhổ răng rồi đẩy răng và xương lợi lùi vào trong, đồng thời cắt xương phía trước và chỉnh hình thồng thời hàm trên và hàm dưới.
1. Thông qua chụp cắt lớp, quyết định phần xương hàm trên và dưới sẽ cắt
2. Cắt xương hàm trên, dưới và cằm
3. Cắt xương lợi sau khi di chuyển phần xương đã cắt
4. Cố định phần xương đã cắt
Ai là đối tượng phải thực hiện phẫu thuật hai hàm chỉnh miệng hô?
- Trường hợp cằm quá lẹm và miệng quá hô
- Trường hợp hàm dưới kém phát triển và hàm trên bị vẩu
- Trường hợp miệng quá hô nhưng lợi không khỏe nên không niềng răng được
Xem thêm: phẫu thuật vẩu hàm trên
Tags:
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét